Xét nghiệm Gamma Interferon trong chuẩn đoán nhiễm Lao

Bệnh lao là một bệnh do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Những người nhiễm lao tiềm ẩn (LTBI) cũng có thể phát triển thành bệnh lao vì vậy việc phát hiện và chẩn đoán sớm nhiễm lao tiềm ẩn rất có giá trị

Bệnh lao là một bệnh do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Những người nhiễm lao tiềm ẩn (LTBI) cũng có thể phát triển thành bệnh lao vì vậy việc phát hiện và chẩn đoán sớm nhiễm lao tiềm ẩn rất có giá trị đặc biệt ở những người có người thân bị bệnh lao hoặc người làm việc tiếp xúc với người bệnh lao, hoặc nhân viên phòng xét nghiệm lao lao tiềm ẩn là một việc rất quan trọng. Xét nghiệm gamma interferon (IGARs) là một phương pháp giúp chẩn đoán sớm LTBI.

1. Nhiễm lao tiềm ẩn (LTBI) là gì?

Nhiễm lao tiềm ẩn (LTBI) là khi một người có vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) trong cơ thể nhưng vi khuẩn lao ở trạng thái ngủ. Nhiễm trùng lao tiềm ẩn không gây ra triệu chứng và không thể truyền sang người khác.

Có một rủi ro là nhiễm lao tiềm ẩn có thể tiến triển thành bệnh lao. Nguy cơ gia tăng ở trẻ nhỏ và người già, cũng như những người có hệ miễn dịch yếu. Bệnh lao phát triển nếu vi khuẩn lao bắt đầu nhân lên và gây ra các triệu chứng, chẳng hạn như sốt, giảm cân bất ngờ, mệt mỏi hoặc ho sẽ không biến mất. 

Không có tiêu chuẩn vàng chẩn đoán cho LTBI, và tất cả các xét nghiệm hiện tại là các phương pháp gián tiếp cung cấp bằng chứng miễn dịch về sự nhạy cảm của cơ thể người với kháng nguyên lao 

2. Xét nghiệm giải phóng gamma interferon (IGRAs) là gì?

Xét nghiệm giải phóng Interferon Gamma (IGRAs) là xét nghiệm máu đo lường sự giải phóng IFN-γ của tế bào lympho T sau khi kích thích bằng kháng nguyên đặc hiệu với phức hợp M. tuberculosis (ngoại trừ BCG). Nó được sử dụng để xem liệu một người có bị nhiễm Mycobacterium tuberculosis (TB) (vi khuẩn gây bệnh lao) hay không. 

Xét nghiệm IGRAs bằng cách đo phản ứng miễn dịch của cơ thể với vi khuẩn lao. Do các IGRAs không bị ảnh hưởng bởi tình trạng tiêm chủng BCG, IGRAs rất hữu ích để đánh giá LTBI ở những người được tiêm chủng BCG, đặc biệt ở các quốc gia nơi tiêm vắc-xin BCG được tiêm sau khi tiêm vắc-xin BCG cho trẻ sơ sinh hoặc tiêm nhiều lần.

 Hiện có 2 xét nghiệm máu lao IGRAs là:

  • QuantiFERON®–TB Gold In-Tube test (viết tắt là QFT-GIT).
  • T-SPOT®.TB test (viết tắt là T-Spot).

Xét nghiệm IGRAs được sử dụng để chẩn đoán LTBI. IGRAs âm tính có nghĩa là bạn có thể không có vi khuẩn lao trong cơ thể. 

Xét nghiệm IGRAs dương tính có nghĩa là bạn có nhiễm vi khuẩn lao, để đánh giá tình trạng nhiễm lao tiềm ẩn hay lao hoạt động thì cần làm thêm các xét nghiệm khác: PCR Lao, cấy Lao MGIT, chụp X-quang, CT Scanner.

Kết hợp với các triệu chứng: ho khạc đờm, sốt nhẹ về chiều, gầy sút cân. Điều quan trọng khi xét nghiệm IGRAs dương tính thì người bệnh cần được kiểm soát chặt chẽ, cần phải đến gặp bác sĩ sớm nhất để được làm thêm các xét nghiệm khác với mục đích chẩn đoán bệnh lao thể hoạt động một cách sớm nhất và đó cũng là cách tốt nhất để làm giảm nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng.

Cả hai xét nghiệm TST và IGRAs đều không thể phân biệt chính xác giữa LTBI và lao hoạt động. Cả TST và IGRAs đều giảm độ nhạy cảm ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch và có giá trị tiên lượng thấp để tiến triển thành lao hoạt động.

3. Xét nghiệm Interferon Gamma (IGRAs) được tiến hành như thế nào?

Xét nghiệm IGRAs nhằm phát hiện LTBI thường ưu tiên áp dụng cho các đối tượng:

  • Người tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh lao.
  • Trẻ nhỏ tiếp xúc với những người mắc bệnh lao hoạt động.
  • Những người sống với người bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch (HIV).
  • Những người bị ức chế miễn dịch do sử dụng thuốc.
  • Người mắc bệnh tiểu đường không được kiểm soát. 
  • Người đã tiêm phòng vắc xin phòng lao (BCG).
  • Người gặp khó khăn về thời gian và số lần khám để kiểm tra với phương pháp xét nghiệm lao qua da.
  • Xét nghiệm IGRAs thường là những xét nghiệm do bác sĩ yêu cầu thực hiện khi nghi ngờ bạn có những yếu tố nguy cơ mắc LTBI. Nên khi đến thăm khám bạn cần cho bác sĩ biết những điều sau:
  • Bạn có bất kỳ bệnh nào liên quan đến ức chế miễn dịch như HIV, ung thư hạch hoặc bệnh thận.
  • Bạn có dùng thuốc ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bạn bao gồm steroid (prednisone), cyclosporin hoặc hóa trị liệu (thuốc trị ung thư).
  • Bạn có bị sốt hoặc bị nhiễm trùng trong tháng qua, chẳng hạn như cúm, sởi hoặc viêm phổi.
  • Bạn có tiêm vắc xin trong tháng qua không?
  • Bạn có từng mắc bệnh lao trong quá khứ, đã tiếp xúc với người mắc bệnh lao, đã được chủng ngừa BCG hoặc đã đi du lịch hoặc sống ở nước ngoài.