Dịch vụ xét nghiệm sinh hóa máu tại Himedic

Xét nghiệm sinh hóa máu (serum biochemistry) là phương pháp cận lâm sàng do các bác sĩ chỉ định nhằm xác định và theo dõi bệnh liên quan thông qua các triệu chứng của bệnh nhân để chẩn đoán chính xác bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị bệnh phù hợp.

Xét nghiệm sinh hóa máu là gì?

Xét nghiệm sinh hóa máu là xét nghiệm đề cập đến việc phân tích các chất hóa học trong huyết tương (các chất điện giải, các loại chất béo, glucose, protein…). Thông qua kết quả thu được, bác sĩ có thể đánh giá chính xác về khả năng hoạt động của một số cơ quan và hệ thống quan trọng trong cơ thể, chẳng hạn như gan, thận. Xét nghiệm này có thể được thực hiện khi bụng đang đói hoặc no, thường đi kèm với xét nghiệm công thức máu toàn bộ.

Nếu kết quả cho thấy có sự xuất hiện của một vài chất quan trọng trong máu, đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý hoặc tác dụng phụ từ quá trình điều trị. Hiện nay, thực hành khám lâm sàng hàng ngày có rất nhiều loại xét nghiệm sinh hóa máu khác nhau.

Tuy nhiên, tùy vào bệnh cảnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại thủ tục phù hợp nhất, tránh tình trạng dư thừa không cần thiết. Trong đó, một số xét nghiệm phổ biến thường tập trung vào các chất sau: Creatinine,  chất điện giải, chất béo, đường, protein, Vitamine, khoáng chất, hormone… Nhìn chung, tất cả các thủ tục này đều tập trung vào mục đích giúp chẩn đoán, theo dõi tình trạng bệnh lý, trước, trong và sau điều trị.

Các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu

  • Chỉ số liên quan đến chức năng thận: ure, creatinine, eGFR (tính mức lọc cầu thận), axit uric, phốt pho.
  • Chỉ số liên quan đến bệnh tiểu đường: mức độ glucose (lượng đường trong máu), bảng phản xạ HbA1c.
  • Chỉ số liên quan đến bệnh gout: axit uric.
  • Chỉ số liên quan đến sức khỏe xương, chức năng tuyến cận giáp, hàm lượng Vitamin D: canxi, phốt pho, ALP.
  • Chỉ số liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch: cholesterol, triglycerid, HDL cholesterol, apolipoprotein B (nếu mức triglycerid quá cao).
  • Chỉ số liên quan đến chức năng gan và ống mật: bilirubin toàn phần, ALP, lactate dehydrogenase (LDH), aspartate aminotransferase (AST), alanine aminotransferase (ALT), gamma-glutamyltransferase (GGT), albumin.
  • Chỉ số liên quan đến rối loạn tan máu: bilirubin.
  • Chỉ số liên quan đến chức năng tuyến thượng thận, mất nước, phù, tăng huyết áp,pH máu: Natri, Kali…
  • Chỉ số liên quan đến tình trạng dinh dưỡng và chức năng tủy xương: protein, albumin, globulin, tỷ lệ albumin/globulin (A/G), LDH.

Xét nghiệm sinh hóa máu để làm gì?

Trong lĩnh vực xét nghiệm của y khoa, bác sĩ chỉ định xét nghiệm sinh hóa máu nhằm mục đích sau:

  • Đánh giá tình hình sức khỏe tổng quát của người bệnh.
  • Kiểm tra chức năng của một số cơ quan quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là gan và thận.
  • Kiểm tra chức năng một số tuyến nội tiết quan trọng trong cơ thể như: tuyến giáp, tuyến thượng thận…
  • Kiểm tra khả năng cân bằng nước và điện giải trong môi trường ngoại bào.
  • Hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý và một số tình trạng y khoa khác.
  • Làm cơ sở để so sánh các giai đoạn tiến triển của bệnh, từ đó chỉ định một số phương pháp điều trị thích hợp hơn trong tương lai.

Khi nào cần xét nghiệm sinh hóa máu?

Bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết với người bệnh về thời điểm thích hợp cần làm xét nghiệm sinh hóa máu sau khi thảo luận về bệnh sử cá nhân và gia đình. Tuy nhiên, nhìn chung, thủ tục y tế này thường được tiến hành trong hai trường hợp chủ yếu sau đây: (3)

  • Khám sức khỏe định kỳ.
  • Cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường liên quan đến bệnh lý gan, thận: mệt mỏi, đi tiểu thường xuyên hoặc quá ít, buồn nôn, nôn mửa…
  • Xuất hiện các triệu chứng bất thường nhưng không liên quan đến cơ chế gây bệnh, chẳng hạn như dấu hiệu mệt mỏi do mất máu mãn tính từ vết loét dạ dày tá tràng…

Quy trình thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu

1. Chuẩn bị

Người bệnh sẽ được hướng dẫn chi tiết trước khi tiến hành xét nghiệm, cụ thể như sau:

Người bệnh có thể cần nhịn ăn uống (trừ nước) trong vài giờ trước khi xét nghiệm.

Người bệnh có thể được yêu cầu ngừng dùng một số loại thuốc trước khi xét nghiệm để tránh ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.

2. Các bước thực hiện

  • Bước 1: kỹ thuật viên xét nghiệm hoặc điều dưỡng quấn một sợi dây thun quanh bắp tay để tạo áp lực cho các tĩnh mạch nổi rõ hơn .
  • Bước 2: Làm sạch và khử trùng vùng da cần lấy máu.
  • Bước 3: Đâm kim vào tĩnh mạch để lấy máu, lúc này người bệnh sẽ có cảm giác châm chích nhẹ.
  • Bước 4: Máu được thu thập vào một ống nhỏ và được nhán dãn cùng với một số thông tin nhận dạng của người bệnh.
  • Bước 5: Tháo dây thun và rút kim ra khỏi tĩnh mạch.
  • Bước 6: Đặt một miếng băng nhỏ lên vị trí vừa tiếp xúc với kim tiêm.
  • Bước 7: Mẫu máu được gửi đến phòng thí nghiệm để tiến hành kiểm tra.

Để đặt lịch xét nghiệm tại Trung Tâm Xét Nghiệm Hi-Medic, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:

Gọi tổng đài 1900 888 615 (Hà Nội) để đăng ký lịch lấy mẫu thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.
Đăng ký hẹn lấy mẫu tại đường link: https://himedic.vn/

Bạn cần Tư vấn thêm
Chúng tôi luôn ở đây 24/7 để phản hồi yêu cầu của bạn, bất kể là ngày hay đêm, dù nắng hay mưa !
Điền thông tin
Bạn cần thêm thông tin ? Gửi ngay email cho chúng tôi để nhận được câu trả lời.
Chát Zalo
Kênh tiếp nhận yêu cầu hỗ trợ dịch vụ dành cho khách hàng của NENCER.
Chát Message
Bạn có câu hỏi? Hãy chat ngay với nhân viên tư vấn để được giải đáp.
Tư vấn điện thoại
Hãy nhập số điện thoại của bạn vào ô dưới đây để nhân viên tư vấn liên hệ lại.