Đăng ký xét nghiệm
Lấy mẫu tại nhà hoặc tại trung tâm
Trả kết quả online
Nhanh chóng, tiện lợi cho khách hàng
Bảng giá dịch vụ
Bảng giá dịch vụ của Himedic
Về chúng tôi
Giới thiệu về HI-MEDIC

Các dịch vụ cung cấp

Himedic cam kết mang đến dịch vụ xét nghiệm chất lượng cao, với đội ngũ chuyên gia hàng đầu và trang thiết bị hiện đại đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng của khách hàng, mang lại cho khách hàng sự yên tâm và thông tin sức khỏe toàn diện.

Các chuyên khoa xét nghiệm

Himedic thực hiện được tất cả các xét nghiệm huyết học từ thường quy đến chuyên sâu, xét nghiệm đặc biệt. Được thực hiện trên các thiết bị xét nghiệm tiên tiến từ các nhà sản xuất uy tín, đảm bảo chất lượng và độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Xét nghiệm đo nồng độ một số chất trong máu, từ đó đánh giá chức năng của bộ phận cơ thể đặc trưng cho chỉ số sinh hóa đó.
Xét nghiệm huyết học, hay xét nghiệm công thức máu, đây là xét nghiệm thường quy giúp xác định các chỉ số cần thiết về máu
Xét nghiệm giúp chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch. Hỗ trợ phát hiện sớm các bệnh ung thư, viêm nhiễm
Phân tích hình ảnh vi sinh vật trên mẫu nhằm tìm ra căn nguyên gây bệnh, hỗ trợ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị.
Mục đích nhằm phát hiện các chỉ thị sinh học với mức độ phân tử. Ví dụ như gen hoàn chỉnh, các đoạn acid nucleic, các bộ gen
Liên quan đến chẩn đoán bệnh dựa trên kiểm tra vĩ mô, kính hiển vi, sinh hóa, miễn dịch và phân tử của các cơ quan và mô.
Tin tức y khoa
26/01/2024

Xét nghiệm nội tiết tố nữ giúp bác sĩ kiểm tra các tình trạng đáng lo ngại về tuổi dậy thì, khả năng sinh sản, tình trạng mãn kinh và các vấn đề khác. Các xét nghiệm này lần lượt là estrone (E1), estradiol (E2), estriol (E3) hoặc hormone estrogen.

Vì vậy các phương pháp kiểm tra sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ như xét nghiệm nội tiết tố luôn được quan tâm hàng đầu. Vậy xét nghiệm nội tiết tố nữ là gì? Quy trình gồm những bước nào?

Xét nghiệm nội tiết tố nữ là gì?

Xét nghiệm nội tiết tố nữ là cách kiểm tra, đánh giá các tình trạng đáng lo ngại về tuổi dậy thì, khả năng sinh sản, tình trạng mãn kinh và các vấn đề khác. Do đó bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh làm xét nghiệm estrogen để kiểm tra xem nguyên nhân bị bệnh có phải vì cơ thể sản xuất quá nhiều hoặc quá ít một loại estrogen hay không (1). Một xét nghiệm máu đơn giản và có thể đo được tới ba loại estrogen này:

  • E1: Estrone (hormone chính sau mãn kinh)
  • E2: Estradiol (hormone chính)
  • E3: Estriol (hormone chính khi mang thai)

Xét nghiệm nội tiết tố có thể được sử dụng để chẩn đoán, theo dõi và sàng lọc 

  • Chẩn đoán: xét nghiệm nội tiết tố thường được sử dụng để xác định nguyên nhân gây ra các tình trạng như chậm phát triển, vô sinh, mãn kinh, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và một số loại khối u.
  • Theo dõi: việc xét nghiệm liên tục dùng để theo dõi bất kỳ thay đổi nào về sức khỏe, bao gồm cả việc liệu các phương pháp điều trị có hiệu quả hay không. Xét nghiệm nội tiết tố cho phụ nữ có thể được sử dụng để theo dõi những người đang điều trị vô sinh hoặc ung thư. Xét nghiệm cũng có thể giúp theo dõi nồng độ hormone ở những phụ nữ chuyển giới đang điều trị bằng liệu pháp hormone thay thế.
  • Sàng lọc: xét nghiệm hormone cũng có thể được sử dụng để sàng lọc nhằm tìm kiếm các vấn đề sức khỏe trước khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Ví dụ, xét nghiệm một số hormone có thể được thực hiện trong thai kỳ để sàng lọc các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn của thai nhi. Ngoài ra, phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ có thể được xét nghiệm nội tiết tố để xem họ có thai hay không trước khi phẫu thuật hoặc nhập viện. 

Ai nên thực hiện xét nghiệm nội tiết tố nữ?

Xét nghiệm nội tiết tố ở phụ nữ thường được chỉ định nhất khi người bệnh có các triệu chứng cho thấy cơ thể mất cân bằng nội tiết tố nữ. Các bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm nội tiết tố nếu người bệnh có một hoặc nhiều triệu chứng sau:

  • Dấu hiệu mãn kinh: khô âm đạo, bốc hỏa hoặc khó ngủ ở người dưới 40 tuổi
  • Khó mang thai hoặc giữ thai 
  • Dấu hiệu mang thai: trễ kinh, ngực mềm, buồn nôn và đi tiểu thường xuyên
  • Chảy máu âm đạo bất thường (bao gồm chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường hoặc chảy máu khi kỳ kinh đã kết thúc)
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc bị mất kinh nguyệt
  • Mọc mụn
  • Số lượng tóc phát triển bất thường 

Xét nghiệm nội tiết tố cũng được sử dụng để phát hiện tình trạng tuyến giáp thường gặp ở phụ nữ và phụ nữ sắp sinh. Các triệu chứng của tình trạng tuyến giáp bao gồm:

  • Táo bón hoặc tiêu chảy
  • Cơ thể lạnh đi
  • Thay đổi tâm trạng
  • Tăng cân không rõ nguyên nhân
  • Mệt mỏi
  • Nhịp tim chậm hoặc không đều
  • Cáu gắt
  • Khó ngủ
  • Thay đổi da hoặc tóc

Các bác sĩ cũng có thể đề xuất xét nghiệm nội tiết tố nếu trước đây người bệnh từng xuất hiện các tình trạng sức khỏe liên quan đến mất cân bằng nội tiết tố. Những người từng  thay đổi nồng độ hormone bằng các liệu pháp y khoa cũng cần được kiểm tra mức độ hormone liên tục để theo dõi điều trị. Tìm đến bác sĩ ngay nếu bạn xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào của sự mất cân bằng nội tiết tố. Bác sĩ có thể giúp xác định liệu xét nghiệm nội tiết tố có phù hợp hay không và nên thực hiện xét nghiệm nội tiết tố nào.

Khi nào cần làm xét nghiệm nội tiết nữ?

Các bác sĩ có thể đề nghị thử nghiệm estradiol hoặc estrone nếu chị em gặp các triệu chứng như:

  • Chảy máu âm đạo sau khi mãn kinh
  • Các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt
  • Vô sinh
  • Các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm và chu kỳ kinh nguyệt không đều

Trường hợp đang dùng liệu pháp hormone để giảm bớt các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh, bác sĩ sẽ đề nghị tiến hành xét nghiệm E1 hoặc E2 để quan sát tiến triển của việc điều trị. Các bé gái có cơ quan sinh dục phát triển sớm hơn hoặc muộn hơn bình thường cũng có thể được xét nghiệm E1 và E2. Xét nghiệm E3 thường sẽ dùng cho các bà bầu khi chúng là estrogen chính. Nồng độ estriol bất thường có thể là dấu hiệu sức khỏe của thai nhi đang gặp vấn đề. Các xét nghiệm sẽ giúp theo dõi sự thay đổi nồng độ estrogen theo thời gian.

Nên xét nghiệm nội tiết nữ vào thời điểm nào?

Nồng độ của nội tiết tố nữ có thể thay đổi tùy thuộc vào từng giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt. Một số xét nghiệm cụ thể cần được tiến hành vào khoảng thời gian nhất định để đảm bảo kết quả được chính xác, có thể là sau chu kỳ kinh nguyệt, hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt:

  • Xét nghiệm LH và FSH: từ ngày thứ 2 – 4 của vòng kinh.
  • Xét nghiệm Progesterone: ngày thứ 21 – 28 của chu kỳ kinh nguyệt.
  • Các xét nghiệm AMH, Testosterone, Estrogen và Prolactin có nồng độ khá ổn định nên có thể thực hiện vào bất cứ thời điểm nào.
Đối tác và khách hàng của Himedic
Đối tác và khách hàng của Himedic
Đối tác và khách hàng của Himedic
Đối tác và khách hàng của Himedic
Đối tác và khách hàng của Himedic
Đối tác và khách hàng của Himedic
Đối tác và khách hàng của Himedic
Đối tác và khách hàng của Himedic
Đối tác và khách hàng của Himedic
Đối tác và khách hàng của Himedic
Đối tác và khách hàng của Himedic
Đối tác và khách hàng của Himedic
Đối tác và khách hàng của Himedic
Đối tác và khách hàng của Himedic
Đối tác và khách hàng của Himedic
Đối tác và khách hàng của Himedic
Đối tác và khách hàng của Himedic
Đối tác và khách hàng của Himedic
Đối tác và khách hàng của Himedic
Đối tác và khách hàng của Himedic