Xét nghiệm vi sinh là gì?
Xét nghiệm vi sinh là xét nghiệm phân tích, chẩn đoán hình ảnh vi sinh vật trên mẫu nhằm tìm ra căn nguyên gây bệnh, hỗ trợ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị.
Như vậy đối tượng của xét nghiệm vi sinh này là các vi sinh vật gây bệnh có trong mẫu bệnh phẩm. Mẫu bệnh phẩm xét nghiệm có thể thu thập được từ người, động vật, môi trường sống hay các loại dụng cụ, thức ăn... nghi chứa căn nguyên gây bệnh.
Phạm vi áp dụng của xét nghiệm vi sinh rất đa dạng, có thể sử dụng trong chẩn đoán, theo dõi, điều trị, dịch tễ học hoặc trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học hay pháp lý.
Xét nghiệm vi sinh để làm gì?
Xét nghiệm vi sinh sẽ giúp tìm căn nguyên nhiễm trùng, từ đó đưa ra phương pháp điều trị chính xác hơn.
Theo thống kê, nhiễm trùng là một nhóm bệnh có tỉ lệ mắc hàng đầu ở nước ta, so với các bệnh tiểu đường, tim mạch, béo phì hay ung thư...
Các bệnh nhiễm trùng thường gặp nhất là các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, sinh dục, tiết niệu… Bên cạnh đó, cũng có các bệnh nhiễm trùng đường máu, nhiễm trùng da...
Thực tế, mỗi người hầu hết đều mắc ít nhất 1 lần các căn bệnh nhiễm trùng này trong suốt cuộc đời.
Cũng bởi thế mà nhiều người bệnh rất chủ quan, không đến các cơ sở y tế để khám và điều trị khi bị bệnh mà tự ý sử dụng thuốc kháng sinh điều trị. Việc này chỉ khắc phục bệnh tạm thời, mà hệ lụy sức khỏe lâu dài là khó tránh khỏi, gây tình trạng kháng thuốc và suy giảm hệ miễn dịch.
Hơn nữa, sử dụng kháng sinh bừa bãi còn gây hệ lụy lớn tới xã hội, Việt Nam là nước đã phải sử dụng đến kháng sinh thế hệ cuối bởi tình trạng kháng thuốc đáng báo động.
Việc sử dụng kháng sinh phù hợp cũng như tìm ra nguyên nhân chính xác gây các bệnh nhiễm trùng là vô cùng cần thiết để đưa ra hướng điều trị thích hợp. Xét nghiệm vi sinh ra đời nhằm mục đích vậy, giúp các bác sĩ đưa ra căn cứ để có phác đồ điều trị đúng nhất với bệnh nhiễm trùng...
Phân loại xét nghiệm vi sinh
Dựa vào phương pháp xét nghiệm, ta có thể chia xét nghiệm vi sinh ra các loại xét nghiệm:
- Xét nghiệm soi trực tiếp
- Xét nghiệm sinh học phân tử
- Xét nghiệm nuôi cấy
- Xét nghiệm miễn dịch
Khi nào người bệnh cần xét nghiệm vi sinh?
Nhiều người có thể mang virus và vi khuẩn ở dạng tiềm ẩn không gây bệnh hoặc gây bệnh nhưng không có triệu chứng. Thường gặp nhất là các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, sinh dục, tiết niệu… Bên cạnh đó, cũng có các bệnh nhiễm trùng đường máu, nhiễm trùng da…
Đây là nguồn lây nhiễm bệnh cho người khác qua con đường tiếp xúc. Khi có điều kiện thuận lợi, những vi sinh vật không gây bệnh ở người này có thể trở thành tác nhân gây bệnh ở người khác.
Vì vậy, khi cơ thể bị nhiễm trùng sẽ có biểu hiện tổn thương tại chỗ hoặc lan rộng có thể quan sát thấy như: vết sưng, vết loét có mủ… hoặc những biểu hiện như sốt, ho, hắt hơi… Đây là những dấu hiệu cần phải được xét nghiệm vi sinh để xác định tác nhân gây bệnh từ đó lựa chọn phương án điều trị hợp lý và an toàn.
Một số người bệnh rất chủ quan, không đến các cơ sở y tế để khám và điều trị khi bị bệnh mà tự ý sử dụng thuốc kháng sinh điều trị. Việc này chỉ khắc phục bệnh tạm thời, mà hệ lụy sức khỏe lâu dài là khó tránh khỏi, gây tình trạng kháng thuốc và suy giảm hệ miễn dịch.
Các kỹ thuật xét nghiệm vi sinh được thực hiện tại Trung tâm xét nghiệm Himedic
Các kỹ thuật xét nghiệm vi sinh nhằm xác định nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng) theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật; Chúng tôi đã triển khai và áp dụng các kỹ thuật chuyên khoa để phục vụ trong công tác chẩn đoán bệnh nhiễm trùng trên những bệnh nhân bệnh máu và những khách hàng có nhu cầu kiểm tra sức khỏe.
1: Nhóm xét nghiệm soi tươi, nhuộm soi, test nhanh
- Test nhanh cúm A/B: xác định tình trạng nhiễm cúm A hoặc cúm B
- Test nhanh tìm hồng cầu trong phân: sự xuất hiện hồng cầu ẩn trong phân có thể cho biết tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa
- Soi tươi tìm ký sinh trùng đường ruột: xác định tình trạng nhiễm giun sán
- Vi khuẩn chí: xác định sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
2: Nhóm xét nghiệm nuôi cấy, định danh, kháng sinh đồ
- Cấy máu trên hệ thống nuôi cấy tự động: phát hiện các tác nhân gây nhiễm trùng huyết
- Cấy các loại bệnh phẩm được lấy từ vị trí nghi ngờ nhiễm trùng: Dịch não tủy; dịch màng phổi; đờm, nước tiểu, mủ, áp xe,…..
- Định danh và kháng sinh đồ trên hệ thống máy tự động Vitek 2 Compact:
- Xác định tên vi sinh vật gây bệnh
- Xác định được mức độ nhạy cảm với kháng sinh.
- Lựa chọn được kháng sinh phù hợp trong điều trị bệnh nhiễm trùng.
3: Nhóm xét nghiệm huyết thanh
- Bộ xét nghiệm virus viêm gan B gồm: các marker viêm gan HBsAg, anti-HBs, HBeAg, anti-HBe, anti- HBc IgM, anti HBc total; Thông thường với người chưa biết tình trạng nhiễm virus viêm gan B nên được thực hiện bộ ba xét nghiệm: HBsAg, anti-HBs, anti HBc total; Kết quả bộ ba xét nghiệm về cơ bản sẽ đánh giá được một người đã từng nhiễm viêm gan B, đang nhiễm hay đã có đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng.
- Xét nghiệm virus viêm gan C (anti-HCV): là xét nghiệm phát hiện kháng thể của virus viêm gan C; sự xuất hiện kháng thể này trong máu chứng tỏ người đó đã hoặc đang nhiễm virus viêm gan C.
- Xét nghiệm virus HIV (anti-HIV): là xét nghiệm phát hiện kháng thể của virus HIV. Sự xuất hiện kháng thể này trong máu chứng tỏ người đó nhiễm virus HIV.
- Nhóm xét nghiệm virus EBV (EBV-VCA IgM, EBV-VCA IgG): Xét nghiệm phát hiện kháng thể Epstein Barr Virus. Đối tượng cần thực hiện xét nghiệm này bao gồm bệnh nhân ghép tế bào gốc; người hiến tế bào gốc; hiến tạng; người có tăng bạch cầu đơn nhân; bệnh nhân thực bào máu liên quan đến nhiễm trùng.
- Nhóm xét nghiệm virus CMV (CMV – IgM, CMV – IgG): Xét nghiệm phát hiện kháng thể Cytomegalovirus. Đối tượng cần thực hiện xét nghiệm này bao gồm bệnh nhân ghép tế bào gốc; người hiến tế bào gốc; hiến tạng; người có tăng bạch cầu đơn nhân.
- Xét nghiệm tìm kháng nguyên nấm Aspergillus: phát hiện kháng nguyên galactomannan trong máu. Sự xuất hiện kháng nguyên này chứng tỏ người bệnh đang nhiễm nấm Aspergillus.
4: Nhóm xét nghiệm sinh học phân tử
- Xét nghiệm đo tải lượng virus viêm gan B, viêm gan C
- Xét nghiệm đo tải lượng virus CMV, EBV